Sau thời kỳ khai phá, các ý niệm về dân chủ bắt rễ tại châu Âu. Vào thế kỷ thứ 18, trào lưu triết học Khai Sáng ở Pháp có những nhà triết học hàng đầu như Voltaire (François-Marie Arouet, 1694 - 1778) - bạn hữu của vua Phổ Friedrich II Đại Đế - và Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778). Ngay từ năm 1688, cuộc Cách mạng Vinh Quang đã giành thắng lợi tại Anh, lật đổ ông vua độc đoán James II. Thậm chí tại một số nước phong kiến như Phổ và Nga, các vị minh quân Friedrich II Đại Đế và Ekaterina II Đại Đế đã tiến hành những cải cách tiến bộ, dù không triệt để. Vua Friedrich II Đại Đế cũng từng tham gia trong Hội Tam Điểm - một tổ chức bí mật có tư tưởng tiến bộ.
Lịch sử Châu Âu phần 1 Sự hình thành của châu ÂuLịch sử Châu Âu phần 4 : Sau thời kỳ khai phá châu Âu
Sau thời kỳ khai phá, các ý niệm về dân chủ bắt rễ tại châu Âu. Vào thế kỷ thứ 18, trào lưu triết học Khai Sáng ở Pháp có những nhà triết học hàng đầu như Voltaire (François-Marie Arouet, 1694 - 1778) - bạn hữu của vua Phổ Friedrich II Đại Đế - và Jean-Jacques Rousseau (1712 - 1778). Ngay từ năm 1688, cuộc Cách mạng Vinh Quang đã giành thắng lợi tại Anh, lật đổ ông vua độc đoán James II. Thậm chí tại một số nước phong kiến như Phổ và Nga, các vị minh quân Friedrich II Đại Đế và Ekaterina II Đại Đế đã tiến hành những cải cách tiến bộ, dù không triệt để. Vua Friedrich II Đại Đế cũng từng tham gia trong Hội Tam Điểm - một tổ chức bí mật có tư tưởng tiến bộ. Vào năm 1789, ngọn lửa Cách mạng Pháp cũng rực cháy, đến độ vào năm 1793 vua Louis XVI bị hành quyết. Kết quả đã dẫn đến những biến động to lớn tại châu Âu khi các tư tưởng cách mạng này truyền bá khắp lục địa. Việc hình thành tư tưởng dân chủ khiến cho căng thẳng trong châu Âu không ngừng gia tăng, ngoài những căng thẳng đã có sẵn do tranh giành tài nguyên tại Tân Thế giới. Một trong những căng thẳng tiêu biểu trong thời kỳ này là khi Napoléon Bonaparte lên ngôi Hoàng đế đã tiến hành các cuộc chinh phục nhằm hình thành một Đế chế thứ nhất của người Pháp, tuy nhiên Đế chế này nhanh chóng sụp đổ. Sau các cuộc chinh phục này, châu Âu dần ổn định. Nước Nga hùng mạnh trở thành một "tên sen đầm" bách chiến bách thắng của châu Âu.
Tuy trào lưu Khai Sáng suy yếu nhưng các tư tưởng của trào lưu triết học này vẫn chưa bị phai sau nhiều biến cố lịch sử, thể hiện qua những cải cách đúng đắn của quan đại thần Triều đình Phổ Heinrich Friedrich Karl vom und zum Stein (1757 - 1831). Rồi chủ nghĩa lãng mạn ra đời. Cuộc Cách mạng Công nghiệp khởi nguồn từ nước Anh vào cuối thế kỷ 18, dẫn đến sự chuyển dịch ra khỏi nông nghiệp và mang lại thịnh vượng chung đồng thời gia tăng số dân. Vào năm 1848, làn sóng Cách mạng lan rộng trên nhiều nước châu Âu, chẳng hạn như Ý. Đó cũng là cái năm mà Karl Marx và Friedrich Engels viết nên bản "Tuyên ngôn của chủ nghĩa Cộng sản". Vào năm 1863, ngọn lửa đấu tranh vì tự do lại bùng cháy tại Ba Lan, nhưng bị chính phủ Nga hoàng đàn áp. Vương quốc Phổ hùng mạnh, với quân sĩ tinh nhuệ đã giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh và gầu dựng nên Đế chế Đức vào năm 1871 dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Wilhelm I và Thủ tướng Otto von Bismarck. Trong các năm 1904 - 1905, châu Âu phải chứng kiến một sự kiện khác thường: Đế quốc Nhật Bản đánh thắng Đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh giữa hai nước. Biên giới các nước châu Âu vẫn trong tình trạng hiện nay khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Kể từ sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai cho đến khi kết thúc tình trạng Chiến tranh Lạnh, châu Âu đã từng bị chia thành hai khối chính trị và kinh tế lớn: các nước cộng sản ở Đông Âu và các nước tư bản ở Tây Âu. Vào khoảng 1990, với sự sụp đổ của Bức tường Berlin, khối Đông Âu dần dần tan rã.