==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại được coi là "Bà mẹ của châu Âu". Tương truyền, người Troia ở Tiểu Á đã cóc vợ của vua Menelaus người Hy Lạp. Để đáp trả, quân Hy Lạp vượt biển làm nên cuộc chiến tranh thành Troia, và phá tan được thành này. Nền văn hóa Hy Lạp bấy giờ có biết bao nhiêu là anh tài xuất chúng như Homer, Hesiod, Callinus người xứ Ephesus, Xenophanes người xứ Colophon... về thi ca, Aristotle và Plato về triết học, Pythagoras người đảo Samos về toán học, Herodotos, Thucydies, Xenophon... về sử học. Trong các thành bang Hy Lạp cổ, Nhà nước chính trị đầu sỏ Sparta  thì tập trung xây dựng chủ nghĩa quân phiệt, còn nước Cộng hòa Athena dân chủ thì phát triển hoàng kim dưới thời cầm quyền của lãnh tụ Perikles.

Khám Phá Lễ Hội Bia Oktoberfest Tại Đức Khám Phá Lễ Hội Bia Oktoberfest Tại Đức

Lịch sử Châu Âu phần 1 Sự hình thành của châu Âu

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại được coi là "Bà mẹ của châu Âu". Tương truyền, người Troia ở Tiểu Á đã bắt cóc vợ của vua Menelaus người Hy Lạp. Để đáp trả, quân Hy Lạp vượt biển làm nên cuộc chiến tranh thành Troia, và phá tan được thành này. Nền văn hóa Hy Lạp bấy giờ có biết bao nhiêu là anh tài xuất chúng như Homer, Hesiod, Callinus người xứ Ephesus, Xenophanes người xứ Colophon... về thi ca, Aristotle và Plato về triết học, Pythagoras người đảo Samos về toán học, Herodotos, Thucydies, Xenophon... về sử học. Trong các thành bang Hy Lạp cổ, Nhà nước chính trị đầu sỏ Sparta  thì tập trung xây dựng chủ nghĩa quân phiệt, còn nước Cộng hòa Athena dân chủ thì phát triển hoàng kim dưới thời cầm quyền của lãnh tụ Perikles.

Cũng có những Nhà nước quân chủ, tỷ như đảo Samos của ông vua hải tặc Polycrates, và cũng có những Nhà nước độc tài, điển hình là các thành bang chư hầu của người Ba Tư ở Tiểu Á . Nhờ tài năng của mình, các chiến binh Hy Lạp ở châu Âu đã cầm chân và đánh tan tác quân xâm lược Ba Tư trong những trận đánh lừng lẫy. Người Hy Lạp cũng tổ chức những kỳ Hy Vận Hội trên núi Olympus, trong đó có nhiều môn thi đấu. Người Athena kể từ thời Perikles là trung tâm của nền văn minh Hy Lạp xưa. Nhưng từ năm 431 trước Công Nguyên cho đến năm 404 trước Công Nguyên, người Sparta đánh Athena trong cuộc Chiến tranh Peloponnesus dẫn đến sự suy sụp của thành bang Athena cũng như của chế độ dân chủ, thống soái Sparta là Lysandros ca khúc khải hoàn. Tuy Athena nỗ lực hồi phục nhưng họ không thể nào làm đàn anh của thế giới Hy Lạp cổ nữa. Nhưng đến Sparta hùng mạnh cũng bị quân Thebes đánh bại trong trận Leuctra vào năm 371 trước Công Nguyên. Vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, khi tộc Hy Lạp cứ đánh nhau suốt mà không có ai làm bá chủ, Vương quốc Macedonia vươn lên, vua Philippos II xuất chinh đánh tan nát liên quân Athena - Thebes, dẫn đến sự kết liễu nền độc lập của các thành bang Hy Lạp. Vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, tộc Hy Lạp có Vương quốc Macedonia vươn lên, vua Alexandros Đại Đế  mở rộng bờ cõi đất nước cho đến tận sông Ấn trong một loạt cuộc chinh phạt lẫy lừng của ông, nhưng những cuộc chiến tranh liên miên này kết thúc sau khi ông qua đời.

Lịch sử Châu Âu phần 1 Sự hình thành của châu Âu

Nhờ có Alexandros Đại Đế mà nền văn minh Hy Lạp truyền bá mạnh mẽ đến Á châu, tạo nên các quốc gia Hy Lạp hóa. Vào năm 753 trước Công nguyên, Vương quốc La Mã ra đời với việc vua Romulus gầy dựng "kinh thành vĩnh cửu" La Mã. Sau khi lật đổ vua Tarquin Kiêu hãnh và năm 510 trước Công Nguyên thì người La Mã thiết lập nền Cộng hòa do các quan Tổng tài trị nước. Thoạt đầu họ lâm chiến với Vương quốc Ipiros do vua Pyrros trị vì , và dù ban đầu ông vua mạo hiểm này giữ được xứ Syracuse, Syracuse thất thủ và nhà toán học lỗi lạc Archimedes bị một tên lính La Mã giết hại trong trận chiến này . Trước vó ngựa của người La Mã, nền văn minh Hy Lạp cùng các quốc cuối cùng đã chinh phạt được nền văn minh Hy Lạp xưa, và dần dần tiêu diệt luôn cả các quốc gia Hy Lạp hóa. Thời bấy giờ, Cicero là nhà hùng biện xuất sắc nhất của La Mã. Danh tướng Julius Caesar thắng lớn trong các cuộc nội chiến La Mã, khi ông ta lên làm nhà độc tài, có người cảm thấy lo sợ nền Cộng hòa sụp đổ nên đã lập mưu giết ông vào năm 44 trước Công Nguyên. Cuối cùng cháu ông là Augustus lật đổ chế độ Cộng hòa và lên ngôi Hoàng đế, thành công vang dội trong việc thiết lập Đế quốc La Mã. Vào năm 9, quân La Mã đại bại trong trận chiến Teutoburg với các bộ lạc người German do tù trưởng Hermann chỉ huy. Cuộc xâm lược Đức của người La Mã hoàn toàn thất bại và chiến công hiển hách giải phóng Đức của Hermann đã mở đường cho sự phát triển riêng biệt của nền văn hóa dân tộc Đức. Nền văn minh La Mã sản sinh những nhân tài sử học như Titus Livius, Plutarchus. Cùng thời đó, Ki-tô giáo cũng ra đời ở Tây Á, với những lời giáo huấn của Chúa Giêsu người xứ Nazareth. Ông bị đóng đinh tại Jerusalem dưới triều Hoàng đế Tiberius . Khi quân La Mã xâm lược đảo Anh, vị Nữ hoàng tóc đỏ Boudicca kêu gọi nhân dân kháng chiến, nhưng bị đánh bại. Đế quốc La Mã thái bình thạnh trị dưới các triều Hoàng đế Nerva, Traianus, Hadrianus, Antoninus Pius và Marcus Aurelius từ năm 96 đến năm 180. Nerva cứu giúp người bần hàn, Traianus thì sáng suốt và có tài dụng binh, Hadrianus thì bảo trợ nghệ thuật và kiến trúc, Antoninus Pius thì hiển đức còn Marcus Aurelius thì quả là một ông vua - hiền triết đức độ, với tinh thần trách nhiệm cao. Người Goth  tấn công La Mã vào năm 250 và hủy diệt quân đội của Hoàng đế Decius, giết được cả Decius. Sau một thời kỳ đại loạn, Hoàng đế Diocletianus  gầy dựng lại cơ đồ La Mã, xuất chinh thắng địch mang lại vẻ vang cho Đế quốc. Với các Hoàng đế Domitianus, Marcus Aurelius, Decius và Diocletianus, Ki-tô giáo bị trấn áp tàn nhẫn. Cũng từ thời Diocletianus, Đế quốc La Mã bị chia cắt thành hai nước. Ông trị vì phần phía đông, từ đó khởi lập Đế quốc Đông La Mã. Hoàng đế Constantinus I Đại Đế dời đô về thành Tân La Mã, từ đó thành La Mã không còn làm kinh đô của đát nước mà chính nó lập ra nữa. Với những chiến công hiển hách của Constantinus I Đại Đế, Đế quốc La Mã thống nhất. Cũng trong thời điểm này lần đầu tiên Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của La Mã.

Người Goth càng ngày hùng mạnh làm Hoàng đế Theodosius I Đại Đế phải gặp nhiều gian nan, để bảo vệ Đế quốc La Mã. Trong triều vua này Ki-tô giáo hoàn toàn là tôn giáo hợp pháp duy nhất của Đế quốc La Mã. Khi ông qua đời vào năm 395, Đế quốc La Mã không bao giờ được thống nhất nữa. Vào năm 410, khi có loạn người La Mã phải rời khỏi đảo Anh, tạo điều kiện cho nước Anh trỗi dậy. Vào năm 441, vua Attila kéo đại binh Hung Nô vào phá tan tành vài thành phố của người Tây La Mã, song quân Tây La Mã của danh tướng Flavius Aetius hợp binh với vua người Tây Goth là Theodoric và đánh tan tác quân đội tinh nhuệ của Attila trong trận đánh lớn tại Chalons . Mối đe dọa từ người Hung Nô bị đẩy lùi. Trước cuộc tấn công của người German, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ vào năm 476 đời Hoàng đế Romulus Augustus. Từ đó, châu Âu đã bước vào một thời kỳ dài đầy biến động thường được biết đến dưới tên gọi Thời kỳ Di cư. Thời kỳ đó còn gọi là "Thời kỳ Đen tối" theo các nhà tư tưởng Phục Hưng, và là "Thời kỳ Trung cổ" theo các nhà sử học đương đại và những người thuộc phong trào Khai sáng. Trong suốt thời gian này, các tu viện tại Ireland và các nơi khác đã gìn giữ cẩn thận những kiến thức đã được ghi chép và thu thập trước đó. Đến năm 610, người Avar và Quân đội Ba Tư tiến đánh Đế quốc Đông La Mã, Hoàng đế Phocas không giữ được nước, bị Heraclius hạ bệ. Là người có tài dụng binh, Heraclius phản công đại phá tan nát quân Ba Tư, Đế quốc Ba Tư đại bại vào năm 627. Nhưng đúng lúc đó, người Ả Rập Hồi giáo trỗi dậy mãnh liệt dưới sự lãnh đạo của nhà tiên tri Muhammad ở Tây Á. Vào năm 632, vó ngựa của người Ả Rập tung hoành trên Đế quốc Đông La Mã. Hoàng đế Heraclius xuất chinh, bị thảm bại tại Yarmouk . Vào năm 638, ông tiếp tục mất thành Jerusalem về tay quân Ả Rập do Khalip Omar thân chinh thống suất. Bước tiến của người Ả Rập vào Âu châu chỉ bị một bộc lạc người German là người Frank do Karl Búa Sắt chỉ huy chặn đứng tại chương trìnhs . Dưới triều vua Karl I Đại Đế , Đế quốc Frank cường thịnh tung hoành ngang dọc khắp cõi Âu châu. Đế quốc Frank bấy giờ có cương thổ từ biển Đại Tây Dương cho đến sông Danube, từ Hà Lan cho đến Provence. Ông cũng củng cố vùng núi Pyrenees nhằm chống lại các cuộc cướp phá của quân Ả Rập. Vào năm 800, Giáo hoàng Lêô III tấn phong Karl I Đại Đế làm Hoàng đế. Từ đây, một Đế quốc Ki-tô giáo ở Tây phương được hình thành, độc lập với Đế quốc Đông La Mã. Chế độ phong kiến được dựng xây, người Frank bấy giờ coi như đã hợp nhất Âu châu, nhưng sự thống nhất này cũng tan thành mây khói sau khi Hoàng đế Karl I qua đời. Các vua kế tục Karl I Đại Đế đánh lẫn nhau, và theo Hiệp định Verdun  thì các quốc gia Đức và Pháp ra đời.

Hết phần 1.

Lịch sử Châu Âu phần 1 Sự hình thành của châu Âu

Lịch sử Châu Âu phần 1 Sự hình thành của châu Âu
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==