==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Thụy Sĩ - Switzerland là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich.

Top 10 địa danh thiên nhiên đẹp xuất sắc tại Áo Top 10 địa danh thiên nhiên đẹp xuất sắc tại Áo

Thụy Sĩ - Switzerland

Thụy Sĩ - Switzerland là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich.

Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới.

Thụy Sĩ - Switzerland

 

Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.

Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).

Các dấu vết cổ nhất về sự tồn tại của hominidae ở Thụy Sĩ được xác định cách nay khoảng 150.000 năm. Những nơi định cư có hoạt động trồng trọt cổ nhất từng được biết đến ở Thụy Sĩ, được phát hiện ở Gächlingen, có tuổi khoảng 5300 TCN.

Địa Lý

Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12 °C.

Kéo dài qua phía bắc và nam của Alps ở Tây và Trung Âu, Thụy Sĩ trải dài qua những cảnh quan và khí hậu đa dạng trên một diện tích hạn chế với 41.285 kilômét vuông (15.940 sq mi). Dân số của Thụy Sĩ khoảng 7,9 triệu, với mật độ trung bình khoảng 190 người/km². Phân nửa vùng lãnh thổ đồi núi phía nam của quốc gia này có ít dân cư hơn nửa phía bắc. Trong bang lớn nhất Graubünden, nằm toàn bộ trong Alps, có mật độ dân số chỉ có 27 người/km².

Du lịch Châu Âu - Thụy Sĩ - Switzerland

 

Thụy Sĩ nằm giữa Đường vĩ độ bắc 45° và đường vĩ độ bắc 48°, và kinh độ 5° và 11° đông. Quốc gia này có 3 kiểu địa hình cơ bản gồm Swiss Alps ở phía nam, Cao nguyên Thụy Sĩ, và dãy núi Jura ở phía bắc. Alps là dãy núi cao nhất chạy qua miền trung-nam của quốc gia này, chiếm 60% tổng diện tích của Thụy Sĩ. Trong số các thung lũng cao của Swiss Alps có nhiều sông băng, có tổng diện tích 1.063 km². Từ đây, có những thượng nguồn của nhiều sông lớn như sông Rhine, Inn, Ticino và Rhone, chảy theo 4 hướng chính trên toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn gồm nhiều vực nước ngọt ở trung và tây châu Âu như Hồ Geneva, Hồ Constance và Hồ Maggiore. Thụy Sĩ có hơn 1500 hồ, và chiếm 6% tổng lượng nước ngọt châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích của quốc gia này.

Có khoảng một trăm đỉnh núi Thụy Sĩ có độ cao gần hoặc cao hơn 4.000 mét (13.000 ft). Với độ cao 4.634 m (15.203 ft), Monte Rosa là đỉnh cao nhất, mặc dù Matterhorn (4.478 m/14.692 ft) có thể là đỉnh nổi tiếng nhất. Cả hai đỉnh này nằm trong Pennine Alps thuộc bang Valais. Đoạn Bernese Alps qua thung lũng Lauterbrunnen có 72 thác, nổi tiếng là Jungfrau (4.158 m/13.642 ft) và Eiger, và nhiều thung lũng đẹp như tranh vẽ trong khu vực. Ở đông nam dọc theo thung lũng Engadin, băng qua khu vực St. Moritz thuộc bang Graubünden, cũng là một nơi nổng tiếng; đỉnh cao nhất gần Bernina Alps là Piz Bernina (4.049 m/13.284 ft).

du lich chau au

 

Khu vực đông dân cư phía bắc chiếm 30% diện tích cả nước được gọi là vùng đất trung tâm. Nó bao gồm các dạng địa hình đồi, gồm một phần rừng, một phần đồng cỏ, thường có các đàn gia súc chăn thả, hoặc trồng rau và các cánh đồng trái cây, nhưng nó vẫn là đồi núi. Hồ lớn nhất là Hồ Geneva (cũng được gọi là Lac Léman trong tiếng Pháp) tọa lạc ở miền tây Thụy Sĩ. Sông Rhone là nguồn nước ra và vào hồ Geneva.

Khí hậu

Khí hậu khác biệt giữa những khu vực phủ băng ở tây Âu-Á (Aletsch Glacier), khí hậu lạnh ôn hòa Jura (Vallée de Joux) và miền nam bang Ticino (Hồ Lugano)

Thụy Sĩ có khí hậu ôn hòa, nhưng có thể có thay đổi lớn theo khu vực, từ các môi trường băng hà ở các đỉnh cao đến các vùng mát mẻ gần khí hậu Địa Trung Hải ở tận phía nam của Thụy Sĩ. Có những khu vực thung lũng ở phía nam Thụy Sĩ nơi mà có thể tìm thấy các loài cây cọ chịu khí hậu lạnh. Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm vào các đợt mưa, do đó những nơi này rất lý tưởng cho phát triển gia súc và đồng cỏ. Mùa đông thì ít ẩm hơn ở những vùng núi có thể nhận thấy những khoảng chu kỳ dài có khí hậu ổn định trong vài tuần, trong khi các vùng đất thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngược lại, trong suốt các chi kỳ này thì không thấy mặt trời trong vài tuần.

Thụy Sĩ - Switzerland

 

Môi trường

Hệ sinh thái của Thụy Sĩ có thể bặc biệt mỏng manh, do nhiều thung lũng bị chia cắt bởi các núi cao, thường hình thành các hệ sinh thái độc nhất. Các vùng núi cũng dễ bị tổn thương với nhiều kiểu thực vật không thể được tìm thấy ở những độ cao khác, và chịu nhiều áp lực từ khách thăm quan và chăn thả gia súc. Các môi trường khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực alpine làm cho hệ sinh thái rất mỏng manh này đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu.

Thụy Sĩ - Switzerland

 

Kinh tế

Thụy Sĩ là nước ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, trải nghiệm, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Tỉ trọng các ngành kinh tế:

  • Nông nghiệp: 4,80%
  • Công nghiệp: 24,90%
  • Các ngành dịch vụ: 70,40%

Một số số liệu kinh tế:

  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 245,80 tỉ US$
  • TNQD theo đầu người (GDP): 34.206.8 US$
  • Tăng trưởng kinh tế: -0,3%
  • Xuất khẩu: 78,9 tỉ US$
  • Nhập khẩu: 80,1 tỉ US$

Sau nhiều năm liền kinh tế phát triển mạnh, năm 2003 kinh tế Thụy Sĩ gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như chế tạo máy, thiết bị điện tử, sản xuất thép, cơ khí chính xác gặp nhiều khó khăn, ngoại thương giảm sút, thất nghiệp tăng (2,4%), lạm phát 1,2%. Năm 2004 kinh tế Thụy Sĩ đã trở nên ổn định hơn.

Đơn vị tiền tệ: Franc (CHF.) - (tỷ giá: 1USD = 1,22 CHF.)

Giáo dục và khoa học

Giáo dục Thụy Sĩ rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sĩ giao quyền quản lý hệ thống giáo dục cho các bang. Giáo dục Thụy Sĩ cũng bao gồm hai dạng trường công và tư, bao gồm nhiều trường tư quốc tế. Tuổi tối thiểu để đi học tiểu học là 6 ở tất cả các bang, tuy nhiên hầu hết các bang cho phép trẻ đi học nhà trẻ từ 4 hoặc 5 tuổi. Trường tiểu học tiếp tục đào đạo các lớp 4, 5 hoặc 6 tùy từng trường. Theo thường lệ, ngoại ngữ thứ nhất ở trường luôn là một trong các ngôn ngữ quốc gia khác, mặc dù năm 2000, tiếng Anh đã được chọn làm ngoại ngữ thứ nhất ở một vài bang.

Kết thúc tiểu học, học sinh được tách ra theo khả năng của chúng theo nhiều nhóm khác nhau (thường là 3). Những sinh viên nhanh nhạy nhất được dạy trong các lớp nâng cao để chuẩn bị cho việc học cao hơn và matura, trong khi những sinh viên chậm hơn thì chỉ được đào tạo thích hợp với nhu cầu của họ.

Có 12 trường đại học ở Thụy Sĩ, 10 trong số đó được bố trí ở cấp bang và thường giảng dạy những môn học ngoài kỹ thuật. Đại học đầu tiên ở Thụy Sĩ được thành lập năm 1460 tại Basel (chỉ có khoa Y) và có truyền thống nghiên cứu về hóa và y ở Thụy Sĩ. Đại học lớn nhất Thụy Sĩ là đại học Zurich với gần 25.000 sinh viên. Hai viện nghiên cứu được tài trợ từ chính quyền liên bang là ETHZ ở Zurich (thành lập năm 1855) và EPFL ở Lausanne (thành lập năm 1969 từ một viện trước đây thuộc Đại học Lausanne) cả hai viện này đều là có tiếng trên thế giới.

Nhân khẩu

Thụy Sĩ không có tôn giáo chính thức nào được công nhận, mặc dù hầu hết các bang (ngoại trừ Genève và Neuchâtel) công nhận ra bang mình có một tôn giáo chính thức, thường là một trong hai tôn giáo chính là Công giáo Rôma và Tin Lành. Theo một cuộc thăm dò của tổ chức Eurobarometer vào năm 2010 cho thấy 44% dân số Thụy Sĩ là hữu thần, 39% bày tỏ niềm tin vào "một tinh thần hay sinh lực" khác và 11% người vô thần. Theo cuộc thăm do của tổ chức Greeley (2003) phát hiện ra rằng 27% dân số không tin vào một Thiên Chúa.

Ngôn ngữ:

  • Tiếng Đức: 65%
  • Tiếng Pháp: 18%
  • Tiếng Ý: 10%
  • Các ngôn ngữ khác: 7%

Các đảng phái chính trị

  • Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CVP), thành lập năm 1848, hiện có khoảng 99.000 đảng viên (chiếm 20% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Dân chủ Tự do (FDP), thành lập năm 1919, hiện có khoảng 60.000 đảng viên (chiếm 20% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Xã hội Dân chủ (SPS), thành lập năm 1880, hiện có khoảng 38.000 đảng viên (chiếm 21,5% ghế trong Quốc hội).
  • Đảng Nhân dân thiên hữu (SVP), hiện là đảng mạnh nhất trong Quốc hội (chiếm 23% ghế).
  • Đảng Lao động, thành lập năm 1920, có khoảng 1.200 đảng viên.

Thụy Sĩ - Switzerland,thuy si switzerland

Thụy Sĩ - Switzerland,thuy si  switzerland
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==