==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Ý , còn gọi là I-ta-li-a, quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý, là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna. Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ.

Khám Phá Quảng Trường Anh Hùng Ở Budapest Khám Phá Quảng Trường Anh Hùng Ở Budapest

Nước Ý - Italia

Ý , còn gọi là I-ta-li-a, quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý, là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna. Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ.

Nước Ý - Italia

Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá Châu Âu, như Etruscan và La Mã, và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây, và là trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã.

Ngày nay, Ý là một nền cộng hoà dân chủ, và là một quốc gia phát triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 20 về Chỉ số phát triển con người của thế giới. Nước này là một thành viên sáng lập của tổ chức tiền thân Liên minh Châu Âu ngày nay (đã ký kết Hiệp ước Roma năm 1957), và cũng là một thành viên của G8, Hội đồng Châu Âu, Liên minh Tây Âu, và tổ chức Sáng kiến Trung Âu. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Ý đã trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đồng thời, Ý cũng được coi là một cường quốc.

Ý từng là một thành viên sáng lập Cộng đồng Châu Âu - hiện là Liên minh Châu Âu (EU). Ý đã được chấp nhận gia nhập Liên hiệp quốc năm 1955 và là một thành viên cũng như một bên ủng hộ mạnh mẽ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Thoả thuận Chung về Thuế quan và Thương mại/Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) và Hội đồng Châu Âu. Nước này đã nắm chức chủ tịch CSCE (tiền thân của OSCE) năm 1994, EU năm 1996 và G-8 năm 2001 và nắm chức chủ tịch EU từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2003.

Ý có mật độ dân số đứng thứ năm Châu Âu với 196 người trên kilômét vuông. Mật độ cao nhất tại tây bắc Ý, bởi chỉ hai trong số hai mươi vùng (Lombardy và Piedmont) cộng lại, đã chiếm một phần tư dân số nước này, theo ước tính có 7,4 triệu người sống tại khu vực đô thị Milano. Tỷ lệ biết chữ tại Ý là 98%, giáo dục phổ cập cho tất cả trẻ em trong độ tuổi 6 tới 18. Xấp xỉ hai phần ba dân số sống tại các khu vực đô thị, thấp hơn nhiều so với các quốc gia Tây Âu.

Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất nước. Dù Giáo hội Công giáo không còn là quốc giáo, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong các công việc chính trị quốc gia, một phần vì Tòa Thánh Vatican nằm ngay tại Roma. 87,8% người dân Ý tự coi mình là tín đồ Công giáo Rôma , khoảng một phần ba trong số đó tuyên bố là các tín đồ nhiệt thành (36,8%).

Nền kinh tế Ý từng có nhiều thời kỳ phát triển chậm chạp hơn các đối tác Liên minh Châu Âu, và chính phủ hiện tại đã ban hành nhiều biện pháp cải cách ngắn hạn nhằm cải thiện tính cạnh tranh và phát triển dài hạn. Tuy nhiên, thay đổi còn diễn ra chậm, trong việc áp dụng một số cải cách cơ cấu do các nhà kinh tế đề xuất, như giảm bớt gánh nặng thuế và sửa đổi thị trường lao động cứng nhắc của Ý cũng như hệ thống trợ cấp đắt đỏ, bởi tình trạng phát triển kinh tế chậm gần đây và sự phản đối từ phía các liên đoàn lao động. Hơn tám triệu người Ý sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có nhiều người vẫn còn đang làm việc. Các viện nghiên cứu CGIA ở Mestre, gần Venice, phát hiện ra rằng chỉ có một trong hai doanh nghiệp nhỏ có thể trả lương cho nhân viên của mình nhiều lần. Ba trong số năm công ty buộc phải đưa ra các khoản vay để trả các hóa đơn với thuế cao của họ. Nhưng vấn đề cơ cấu của Ý vẫn còn. Chúng bao gồm ngoài gánh nặng thuế, một bộ máy quan liêu cồng kềnh gây cản trở hầu như tất cả các hoạt động kinh tế, tư pháp không hiệu quả ngăn cản các nhà đầu tư tiềm năng với các thử nghiệm có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ, trình độ học vấn tương đối thấp và một cơ sở hạ tầng nghèo đặc trưng bởi đường đầy ổ gà, việc cung cấp năng lượng không ổn định, tàu hỏa liên tục bị trì hoãn và mạng lưới truyền thông lạc hậu. Kết quả là Ý tiếp tục tụt lại phía sau trường quốc tế như là một nơi để đầu tư. Thấp hơn cả Philippines, Latvia, Nga và Peru, chỉ cao hơn một chút Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Ý, với tư cách một quốc gia, đã không tồn tại cho tới khi đất nước thống nhất vào năm 1861. Vì sự thống nhất khá muộn này, và vì sự tự trị trong lịch sử của nhiều vùng thuộc Bán đảo Ý, nhiều truyền thống và phong tục mà hiện chúng ta coi là riêng biệt của Ý có thể được xác định theo vùng nơi xuất hiện của chúng. Dù có sự cách biệt chính trị và xã hội của các vùng đó, sự đóng góp của Ý vào di sản văn hoá và lịch sử Châu Âu vẫn rất to lớn. Trên thực tế, Ý là nơi có số lượng Di sản Thế giới của UNESCO nhiều nhất (44 - số liệu năm 2009).

Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh. Khoảng 75 các từ trong tiếng Italia có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Sau khi Ý thống nhất Massimo Taparelli, marquis d'Azeglio, một trong các vị quan của Cavour's, được cho là đã nói việc tạo lập nhà nước Ý chỉ còn thiếu một ngôn ngữ Italia (một đặc tính quốc gia). Thổ ngữ Tuscan (hay thổ ngữ Florentine) được sử dụng tại Tuscany được khuyến khích trở thành ngôn ngữ chuẩn phần lớn bởi di sản văn học của nó (tác phẩm Thần khúc của Dante's thường gắn liền với sự kiện thổ ngữ Tuscan trở thành ngôn ngữ chuẩn). Pietro Bembo, bị ảnh hưởng bởi Petrarch, cũng ủng hộ tiếng Tuscan trở thành ngôn ngữ văn học chuẩn (volgare illustre). Sự phát triển của chữ in và các phong trào văn học (như petrarchism and bembismo) càng thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hoá tiếng Italia.

Nước Ý - Italia,nuoc y italia

Nước Ý - Italia,nuoc y  italia
11 1 12 23 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==